Hotline:
Hotline:
Gỗ HDF là gì? 55+ Sản phẩm nội thất gỗ HDF An Cường | |
---|---|
Chủ đầu tư: | Địa chỉ: |
Loại hình: TIN TỨC | Chi phí dự kiến: |
Số tầng: | Diện tích: |
Phong cách kiến trúc: | |
Đơn vị thiết kế: | Năm thực hiện: |
Gỗ HDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được cho ra đời với mục đích khắc phục tình trạng ngày càng khan hiếm của gỗ tự nhiên khiến giá thành bị đẩy lên cao. Với bề mặt đẹp, bằng phẳng, độ cứng tốt, đồ bền ổn định mà giá thành lại mềm hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên nên đây là một sự lựa chọn cho rất nhiều người. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu một cách rõ ràng nhất về cấu tạo, các sản phẩm nội thất được yêu thích nhất hiện nay trên thị trường để giúp cho việc sử dụng được dễ dàng hơn.
Gỗ HDF là viết tắt của từ High Density Fiberboard, là một loại gỗ công nghiệp cũng giống như gỗ MDF hay MFC với nguyên liệu chính tạo thành từ 80 – 85% gỗ tự nhiên và các phụ gia giúp tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Nguyên liệu gỗ tự nhiên dùng trong sản xuất là từ nguyên liệu gỗ tận dụng bìa, cạnh, mạt cưa, cành ngọn của cây tự nhiên hay gỗ rừng trồng.
Sau đó người ta sẽ đem toàn bộ những thân nguyên vật liệu gỗ này luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000C – 2000C, nhằm xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Tiếp đó sẽ đưa toàn bộ hỗn hợp này được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm, ngoài ra còn có các kích thước phục vụ theo nhu cầu sản xuất.
Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với lịch sử phát triển hàng trăm năm, những thành phẩm đều rất chất lượng và đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cuộc sống ngày càng tiện nghi hiện đại. Ngày nay khi thi công nội thất chung cư, biệt thự hay nhà phố các đơn vị thường sử dụng nội thất gỗ công nghiệp HDF hoặc MDF, vừa có tính thẩm mỹ cao, màu sắc, kiểu dáng, dễ thi công, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, các mức giá lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính.
Ưu điểm
– Nhờ quá trình nén với công nghệ tiên tiến, hiện đại và được xử lý nguyên liệu một cách kỹ lưỡng nên đây là một trong những loại gỗ công nghiệp có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.
– Toàn bộ nguyên liệu ban đầu của gỗ công nghiệp đều được sấy khô, loại bỏ toàn bộ phần trăm nước có ở bên trong nên sau khi thành phần có khả năng kháng sâu mọt tấn công rất tốt thêm vào đó là chất liệu này không hề bị cong vênh hay co ngót như gỗ tự nhiên.
– Thêm vào đó sản phẩm có khoảng 40 màu khác nhau có thể phối bảng màu theo nhiều cách khác nhau, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
– Được sản xuất với bề mặt nhẵn, phẳng nên tính thẩm mỹ của chất liệu này rất cao. Thậm chí hiện nay các bề mặt ván HDF còn được tạo thớ và vân gần như gỗ thật.
– Do kết cấu bên trong dày đặc và chặt chẽ hơn vì thế ván gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều so với gỗ công nghiệp MDF.
Nhược điểm
– Nếu chỉ dùng bằng mắt thường thì chúng ta khó có thể phân biệt đâu là gỗ HDF, đâu là gỗ MDF nên khiến người sử dụng rất dễ nhầm lẫn.
– Vì có ván gỗ dày đặc và chắc chắn nên trong các loại gỗ công nghiệp thì sản phẩm nội thất được làm từ HDF có giá thành cao nhất.
– Chỉ thích hợp sản xuất nội thất ở các sản phẩm có bề mặt phẳng, lì chứ không thể làm được dạng panel, cầu kỳ với họa tiết khó.
Báo giá
Trên thị trường hiện nay được sản xuất theo 2 loại tiêu chuẩn là E1 và E2. Và E1 là loại gỗ có chất lượng tốt hơn, nhưng chỉ được sản xuất ở kích thước tiêu chuẩn là 1.220 x 2.440 x 17F.
Dưới đây là mức giá chúng tôi đưa ra cho từng loại HDF với độ dày khác nhau, dĩ nhiên sẽ có sự chênh lệch ít nhiều giữa các đơn vị cung cấp. Do đó, mức giá dưới đây sẽ mang tính tham khảo và ước lượng cho từng khách hàng.
Đối với gỗ được làm theo tiêu chuẩn E2:
1.220 X 2.440 X 2.5 = 100.000 đồng
1.220 X 2.440 X 9.0 = 285.000 đồng
Sản phẩm được làm theo tiêu chuẩn E1:
1.220 X 2.440 X 17 = 575.000 đồng
Đối với gỗ công nghiệp Black HDF:
1.220 X 2.440 X 12 = 640.000 đồng
1.220 X 2.440 X 18 = 950.000 đồng
1.830 X 2.440 X 12 = 985.000 đồng
1.830 X 2.440 X 18 = 1.360.000 đồng
Khi đã đóng thành phẩm rất khó để phân biệt được cốt gỗ MDF và MFC vì đã được phủ lên 1 lớp sơn và được dán kỹ các cạnh. Tuy nhiên vẫn có cách để áp dụng, theo kinh nghiệm được chia sẻ từ những người thi công nội thất lâu năm thì trong quá trình thợ mộc khoan bỏ lớp bề mặt để lắp ray hay bản lề sẽ dễ dàng quan sát và nhận biết được. Sự khác biệt được trình bày chi tiết trong bảy dưới đây:
Như đã nhắc đến ngay từ đầu gỗ công nghiệp HDF được cho ra đời như một giải pháp khắc phục tình trạng ngày càng khan hiếm của gỗ tự nhiên. Vậy nên đây là một trong những chất liệu được ứng dụng cho nhiều quy trình sản xuất khác nhau nhưng nổi bật nhất có lẽ vẫn là thi công nội thất. Đặc biệt là sàn gỗ, cửa ra vào, bàn ghế học sinh bởi nhờ những ưu điểm nổi bật như cách âm tốt, khả năng chống ẩm, chắc chắn nên đây là chất liệu đang rất được ưa chuộng ở các nước lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và hiện nay là cả Việt Nam. Thông qua những thông tin trên đây có thể thấy gỗ HDF là một trong những loại gỗ công nghiệp mang rất nhiều ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng có những đặc điểm rất riêng biệt vậy nên khi sử dụng bạn hãy tìm hiểm một cách cẩn thận để việc áp dụng được tốt nhất.
Các Mẫu Thiết Kế Nhà Đẹp Được Yêu Thích Nhất